Cơ chế sinh lý Hệ_thống_nhóm_máu_ABO

  • Bề mặt hồng cầu người bình thường có thể có hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên A và kháng nguyên B. Còn trong huyết tương, thì có thể có hai loại kháng thể chính là kháng thể A và kháng thể B. (Xem chi tiết ở trang Miễn dịch nếu chưa rõ về kháng nguyên và kháng thể cùng phản ứng miễn dịch).
  • Người nào khoẻ mạnh, bình thường thì:
    • Nếu có kháng nguyên A trên hồng cầu thì có kháng thể B trong huyết tương, sẽ thuộc nhóm máu A.
    • Nếu có kháng nguyên B trên hồng cầu thì có kháng thể A trong huyết tương, sẽ thuộc nhóm máu B.
    • Nếu hồng cầu có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt, thì trong huyết tương lại không có kháng thể nào, sẽ thuộc nhóm máu AB.
    • Nếu bề mặt hồng cầu không có loại kháng nguyên nào cả, thì trong huyết tương lại có cả hai loại kháng thể, sẽ thuộc nhóm máu O.
Sơ đồ mô tả máu A, B khi tách nhau (bên trái) và khi trộn lẫn (phải).
  • Do đó, máu nhóm A hoà lẫn với máu nhóm B, thì kháng thể B sẽ gắn vào kháng nguyên A vì phản ứng miễn dịch làm cho máu đó coi nó như"kẻ thù"; đồng thời, kháng thể A cũng sẽ gắn vào kháng nguyên B để tiêu diệt. Do đó, cả hai loại hồng cầu ở đó đều bị kết dính với nhau, máu vón lại. Kết quả của cuộc "tàn sát"này - nếu diễn ra trong cơ thể - là gây tắc mạch và thường nguy hiểm đến tính mạng.[6], [7] Cơ chế này mô tả tóm tắt ở hình bên.